- Trang chủ /
- Thông tin y tế /
- Xì hơi nhiều là bệnh gì? Nguyên nhân cách khắc phục 2024
Xì hơi nhiều là bệnh gì? Nguyên nhân cách khắc phục 2024
- Cập nhật: 22/03/2024
- Tác giả: Bác sĩ Lê Văn Tiến
Xì hơi nhiều là bệnh gì, nguyên nhân do đâu hay có ảnh hưởng gì không là băn khoăn của nhiều người hiện nay. Các bác sĩ cho biết, xì hơi vốn dĩ là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường, thế nhưng trong trường hợp xảy ra với tần suất nhiều quá mức kèm theo một số triệu chứng bất thường khác thì lại có nguy cơ cảnh báo các bệnh lý trong cơ thể.
Để tìm hiểu cụ thể xì hơi nhiều là dấu hiệu của bệnh gì cũng như cách khắc phục xì hơi nhiều ra sao cho hiệu quả, hãy cùng chúng tôi tham khảo nội dung bài viết ngay sau đây.
Thế nào là xì hơi nhiều?
Xì hơi (hay còn được biết đến với những tên gọi khác như trung tiện, hoặc cách gọi dân dã là đánh rắm) là từ dùng để mô tả phản ứng sinh lý hoàn toàn bình thường, lúc này cơ thể có hiện tượng thải khí ra ngoài bắt đầu từ ruột cho đến phần hậu môn. Trong lúc xì hơi có thể gây ra hoặc không gây tiếng động, tuy nhiên phản ứng này sẽ khiến hậu môn mở rộng hơn bình thường đồng thời thường kèm theo một mùi khó chịu thoát ra bên ngoài.
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, một người thường bị dư thừa khoảng từ 0,5 đến 1,5 lít khí trong đường tiêu hóa, tương ứng với 5 - 15 lần xì hơi để đào thải khí ra khỏi cơ thể, thậm chí có người còn xì hơi tới 20 lần/ngày. Con số này có thể khiến cho mọi người cảm thấy bất ngờ, bởi nếu không có chủ ý hoặc trung tiện không phát ra tiếng động thì chúng ta sẽ không để biết chính xác số lần xì hơi của mình là bao nhiêu.
Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu lại cho thấy đa số mọi người chỉ xì hơi vài lần trong một ngày, và sẽ có sự thay đổi khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như chế độ ăn uống, tình trạng sức khỏe, điều kiện môi trường… Thực tế sẽ khó để đưa ra được một mức độ chuẩn xác để nhận định tình trạng xì hơi nhiều, nhưng nếu trong trường hợp bạn nhận thấy mình trung tiện liên tục, kéo dài không rõ nguyên nhân thì chứng tỏ đang gặp vấn đề bất thường.
Xì hơi nhiều có ảnh hưởng gì không?
Đa phần mọi người khi thấy bản thân mình xì hơi nhiều thường sẽ rất ngại ngùng, xấu hổ nhất là khi đang ở những địa điểm công cộng. Thế nhưng, bên cạnh vấn đề tế nhị thì việc xì hơi nhiều cũng mang đến một số lợi ích nhất định có thể kể tới như sau:
- Xì hơi được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp hạn chế hiện tượng chướng bụng, đầy hơi khó tiêu, có nguyên nhân do trong đường tiêu hóa đang bị tích tụ quá nhiều lượng khí dư thừa gây ra cảm giác khó chịu.
- Việc xì hơi cũng có thể đồng thời hỗ trợ loại bỏ các loại khí thải, khí độc bên trong cơ thể ra ngoài, bởi những loại khí có hại này hoàn toàn có khả năng xâm nhập ngay trong lúc chúng ta thực hiện những hoạt động sinh hoạt thường ngày như nói chuyện, ăn uống hay đi lại và vận động.
Ngoài ra, như chúng tôi đã chia sẻ thì tình trạng xì hơi nhiều có khả năng đang cảnh báo về một vấn đề nào đó liên quan đến hệ tiêu hóa, hoặc các bệnh lý khác trong cơ thể mà mọi người cần lưu ý. Việc theo dõi và nhận biết ngay từ sớm nếu tần suất xì hơi quá nhiều sẽ giúp người bệnh kịp thời thăm khám, được chẩn đoán chính xác và xử lý nhanh chóng.
Xì hơi nhiều là bệnh gì? Nguyên nhân gây xì hơi nhiều
Xét về bản chất thì hiện tượng xì hơi nhiều không phải là một dạng bệnh lý, chỉ khi trung tiện với tần suất liên tục và kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác như sôi bụng, đau bụng, khí hơi nặng mùi, ợ nóng… thì mới có nguy cơ cao là dấu hiệu của bệnh. Đối với vấn đề xì hơi nhiều là bệnh gì, bạn có thể dựa vào tình trạng trung tiện nhiều lần và triệu chứng đi kèm để phần nào nhận biết được về bệnh lý mà mình đang gặp phải, cụ thể như sau:
1. Xì hơi nhiều kèm theo tình trạng sôi bụng
Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu bụng sôi bất thường và xì hơi với tần suất nhiều lần hơn bình thường thì chứng tỏ hoạt động tiêu hóa không được ổn định, thực phẩm không được cơ thể hấp thu tốt. Điển hình phải kể đến một số loại đồ ăn như đậu tương, củ khoai lang, hoặc nhóm thực phẩm chứa nhiều hàm lượng protein.
Bên cạnh đó, sôi bụng và xì hơi nhiều là bệnh gì thì mọi người cần lưu ý bởi dấu hiệu này đang cảnh báo một số vấn đề bao gồm:
- Rối loạn tiêu hóa: Quá trình tiêu hóa các loại thực phẩm bị xáo trộn, thay đổi thất thường khiến người bệnh dễ bị xì hơi, chướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy…
- Viêm loét dạ dày: Phần niêm mạc dạ dày do một nguyên nhân nào đó mà bị tổn thương, sưng viêm, về lâu dài không điều trị sẽ hình thành các vết loét.
- Bệnh viêm đại tràng: Là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc đại tràng gây ra các tổn thương khu trú, tiến triển từ mức độ nhẹ cho tới nặng.
- Các bệnh lý có liên quan đến thận, gan và tuyến tụy cũng có thể là nguyên nhân xì hơi nhiều kèm sôi bụng bất thường, vì thế người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan mà hãy chủ động theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện các dấu hiệu lạ.
2. Xì hơi nhiều và bị đau bụng khó chịu
Tương tự như tình trạng xì hơi nhiều và sôi bụng, triệu chứng trung tiện liên tục kèm theo đau bụng cũng có nguyên nhân phổ biến xuất phát từ các bệnh lý về đường tiêu hóa, điển hình là hội chứng ruột kích thích, viêm dạ dày, loét dạ dày hành tá tràng, viêm đại tràng, hoặc một số trường hợp còn do bệnh viêm tụy…
Các bệnh lý kể trên không chỉ khiến người mắc liên tục xì hơi, sôi bụng và đau bụng, mà ngoài ra còn kèm theo rất nhiều triệu chứng gây khó chịu khác bao gồm: Đau rát ở vùng thượng vị, đầy hơi chướng bụng, khó tiêu, cảm giác chán ăn, buồn nôn, nôn ói…
Hệ thống các cơ quan tiêu hóa có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, đảm nhiệm chức năng hấp thu, vận chuyển các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, đồng thời giúp loại bỏ chất thải ra bên ngoài. Do đó, nếu những cơ quan này gặp phải tổn thương, viêm nhiễm sẽ gây ra nhiều tác động đối với chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng trực tiếp về sức khỏe.
3. Xì hơi liên tục kèm theo mùi khó chịu
Hệ tiêu hóa có thể gặp vấn đề nếu bạn có thói quen thường xuyên nạp vào cơ thể nhóm thực phẩm có hàm lượng axit cao, các loại gia vị dễ tạo mùi (măng tây, hành, tỏi…) hoặc ăn nhiều thịt quá mức. Ngoài ra, nếu bạn đang băn khoăn xì hơi nhiều là dấu hiệu của bệnh gì thì dưới đây là một số bệnh lý về đường tiêu hóa gây trung tiện nhiều kèm mùi khó chịu:
- Viêm loét đại tràng: Đây là tình trạng lớp lót niêm mạc của đại tràng bị viêm nhiễm, tổn thương do vi khuẩn, dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, thói quen ăn uống không khoa học, môi trường sống không đảm bảo… Các triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm: Xì hơi nhiều, đau bụng, đầy hơi, rối loạn đại tiện…
- Xuất huyết đường tiêu hóa: Được hiểu là hiện tượng có máu chảy ra từ lòng mạch rồi đi vào đường tiêu hóa, tiếp đó bị đào thải ra bên ngoài thông qua việc đại tiện (nếu đi xuống hậu môn) hoặc người bệnh bị nôn ói (nếu đi lên thực quản). Bệnh nhân còn thấy đau vùng thượng vị, xì hơi nhiều và có mùi nồng khó chịu.
- Nhiễm khuẩn lỵ đường ruột: Thường là do nhiễm trùng trực khuẩn lỵ Shigella với các dấu hiệu nhận biết như trung tiện nhiều và nặng mùi, tiêu chảy, đau bụng theo từng cơn, buồn nôn hoặc nôn ói, trong chất thải có thể lẫn dịch nhầy và máu.
- Người bệnh ung thư giai đoạn cuối cũng rất dễ xuất hiện triệu chứng thường xuyên xì hơi nặng mùi, bởi lúc này các loại vi khuẩn gây bệnh đã phát triển và tấn công mạnh mẽ khiến các mô trong cơ thể trở nên xói mòn, đồng thời protein cũng bị xơ vữa một cách nhanh chóng.
4. Xì hơi nhiều kèm triệu chứng tiêu chảy và ợ nóng
Đây là những biểu hiện rất phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày (GERD) xảy ra khi các dịch trong dạ dày bị trào ngược trở lại lên phần thực quản. Bệnh lý này có nguyên nhân do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, chế độ ăn uống thất thường, căng thẳng kéo dài, tác dụng phụ của thuốc Tây và một số yếu tố ảnh hưởng khác khiến cho axit dạ dày dư thừa.
Để nhận biết sớm trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh có thể dựa vào các dấu hiệu bao gồm thường xuyên ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, đi ngoài, xì hơi nhiều, đau vùng thượng vị, nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường, đắng miệng, miệng có mùi hôi, khàn giọng và ho. Nếu để kéo dài, trào ngược dạ dày không có biện pháp điều trị sẽ dẫn đến tổn thương thực quản, viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi xoang, nguy hiểm nhất là ung thư thực quản.
5. Các nguyên nhân xì hơi nhiều không do bệnh lý
Bên cạnh yếu tố về bệnh lý, tình trạng xì hơi nhiều còn có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân phổ biến được liệt kê như dưới đây:
- Xì hơi nhiều nhưng không có mùi thường là do trước đó bạn đã nạp vào cơ thể một lượng lớn đồ ăn, thực phẩm dễ gây đầy hơi chướng bụng khiến đường ruột bị tích tụ nhiều khí H2, CO2 như đồ ăn giàu chất béo, hành, tỏi, đồ uống có gas, bia rượu…
- Một số người có thói quen ăn nhanh, nuốt vội dẫn đến việc đưa nhiều không khí vào bụng hơn so với bình thường và sau đó xì hơi liên tục để giải phóng chúng.
- Do tâm lý căng thẳng, công việc gặp áp lực nặng nề thường xuyên cũng gây xì hơi nhiều, bởi ruột và hệ thống thần kinh cũng có mối liên hệ với nhau, nếu bạn gặp stress thì đường ruột sẽ bị tác động.
- Phụ nữ sau sinh nở có triệu chứng trung tiện liên tục là điều hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại, nguyên nhân là do chị em phải gắng sức rặn để em bé được đưa ra ngoài làm ảnh hưởng đến vùng hậu môn.
Cách khắc phục xì hơi nhiều an toàn hiệu quả
Để có biện pháp xử lý phù hợp trước tình trạng xì hơi quá nhiều lần trong một ngày sẽ phải tùy theo nguyên nhân cụ thể ra sao. Giả sử, những trường hợp trung tiện nhiều có kèm theo các biểu hiện bất thường khác thì khả năng cao là xuất phát từ các bệnh lý liên quan tới hệ thống cơ quan tiêu hóa. Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, coi nhẹ mà thay vào đó phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân, tiến hành điều trị ngay từ sớm.
Ngược lại, nếu bạn chỉ bị xì hơi nhiều do một số thói quen sinh hoạt chưa phù hợp thì có thể tham khảo và thực hiện theo những phương pháp khắc phục như dưới đây:
Điều chỉnh thói quen và chế độ ăn uống để cải thiện xì hơi nhiều
Thực tế đã cho thấy, triệu chứng xì hơi nhiều sẽ có thể dần dần được khắc phục nếu bạn biết cách cân bằng chế độ dinh dưỡng, thay đổi thói quen ăn uống của mình sao cho khoa học, cụ thể là:
- Hạn chế các loại thực phẩm gây tích hơi: Đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, đồ ngọt chứa nhiều đường, sữa và các chế phẩm từ sữa, nước ngọt có gas và bia rượu giàu hàm lượng cacbonat… đều là nguyên nhân gây ra xì hơi nhiều. Chính vì thế cách tốt nhất là bạn nên hạn chế đến mức tối đa, hoặc loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn ăn uống của mình cho đến khi đường ruột ổn định trở lại để giảm số lần trung tiện.
- Tránh hút thuốc lá và nhai kẹo cao su: Đây vốn là thói quen của rất nhiều người đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, nhưng chúng lại khiến cho không khí được đưa vào trong bụng rất nhiều và hậu quả là gây xì hơi liên tục về sau đó. Nếu bạn đang mắc phải sai lầm này thì hãy ngừng lại để tình trạng được cải thiện.
- Xây dựng thói quen ăn chậm và nhai kỹ: Nhai và nuốt vội, ăn uống quá nhanh đồng nghĩa với việc bạn đang tạo điều kiện cho lượng lớn không khí lọt vào trong đường ruột. Bởi vậy nếu muốn khắc phục chứng xì hơi nhiều, đồng thời tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa thì hãy lưu ý nhai thức ăn kỹ hơn và ăn uống chậm lại.
- Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày: Việc nạp vào cơ thể cùng một lúc lượng đồ ăn quá lớn cũng khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động với tần suất cao dẫn tới xì hơi nhiều. Biện pháp hữu ích lúc này chính là giảm bớt lượng thực phẩm, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để đường ruột dễ dàng hấp thụ hơn, giảm tải cho đường tiêu hóa.
- Những thực phẩm nên bổ sung khi bị xì hơi nhiều: Các loại rau xanh, hoa quả tươi đặc biệt là cam và nho, nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin có lợi, uống nước chanh nóng, nước chanh mật ong gừng…
Hạn chế căng thẳng giúp giảm bớt xì hơi nhiều lần
Như các thông tin được chia sẻ trước đó, một nguyên nhân gây trung tiện nhiều rất phổ biến hiện nay đó là do đầu óc mệt mỏi, tâm lý căng thẳng stress trong thời gian dài, áp lực trong công việc và cuộc sống gia đình…
Đối với trường hợp này, triệu chứng “khó nói” sẽ sớm được cải thiện nếu bạn chủ động điều chỉnh, cân bằng lại thời gian làm việc và nghỉ ngơi của bản thân mình. Hãy để cho đầu óc có thời gian được thư giãn, không nên tập trung vào công việc quá sức, điều này không chỉ giảm axit dạ dày, tránh xì hơi mà cón có lợi cho sức khỏe thể chất nói chung.
Cách khắc phục xì hơi nhiều bằng việc tích cực vận động
Vận động thường xuyên, tích cực luyện tập thể dục thể thao luôn là điều cần thiết giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe, không những vậy còn mang đến nhiều lợi ích thiết thực giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, không bị tích tụ nhiều khí hơi trong bụng.
Theo đó, mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng 30 phút cho việc vận động cơ thể, lựa chọn những môn thể thao hay hoạt động phù hợp như đi bộ, tập Yoga, bơi lội, ngồi thiền. Đặc biệt, hãy kết hợp đồng thời giữa chế độ luyện tập và ăn uống khoa học để vừa khắc phục triệu chứng, vừa ngăn ngừa xảy ra các bệnh lý nguy hiểm ở đường tiêu hóa.
Đi khám bác sĩ chuyên khoa điều trị chứng xì hơi nhiều
Nếu đã áp dụng những biện pháp kể trên mà tình trạng vẫn không được cải thiện, hoặc trong trường hợp xì hơi quá nhiều lần kèm theo đau bụng kéo dài, tiêu chảy, ăn uống kém, buồn nôn hoặc nôn mửa, đại tiện ra máu… thì phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa. Thông qua các hạng mục thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra để chẩn đoán nguyên nhân, phát hiện từ sớm bệnh lý bất thường và chỉ định phương pháp chữa xì hơi nhiều lần phù hợp nhất, bao gồm điều trị nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa.
Mong rằng qua bài viết chia sẻ xì hơi nhiều là bệnh gì, nguyên nhân và cách khắc phục trên đây đã cung cấp thêm cho độc giả những thông tin cần thiết. Nhìn chung, xì hơi nhiều là tình trạng tương đối nhạy cảm, thế nhưng mọi người cũng cần tránh tâm lý e ngại mà phải nhanh chóng thăm khám nếu nhận thấy có những dấu hiệu bất thường xảy ra kèm theo, qua đó được bác sĩ kiểm tra cụ thể và tư vấn phương án xử lý kịp thời. Chúc bạn luôn có thật nhiều sức khỏe!
- TOP 9 Những bệnh kiêng đi đám ma BS Trần Thị Thành Giải Đáp 09/07/2024
- Uống ích mẫu bao lâu thì có kinh BS Giải Đáp 22/03/2024
- Chuyên gia giải đáp chồng bú khi mang thai có sao không? 16/03/2024
- 9 bệnh xã hội thường gặp và nguy hiểm nhất hiện nay 15/03/2024
- Nuốt nước bọt của bạn trai có thai không? [Góc Giải đáp] 23/03/2024
- Cách làm que thử thai lên 2 vạch bằng chanh 11/07/2024
- Mổ u nang buồng trứng kiêng quan hệ bao lâu 28/02/2024
- Uống thuốc phá thai có đau bụng không đau trong bao lâu 23/02/2024