- Trang chủ /
- Thông tin y tế /
- Ngực căng tức trước kỳ kinh bao lâu?
Ngực căng tức trước kỳ kinh bao lâu?
- Cập nhật: 19/02/2024
- Tác giả: Nguyễn Thủy Tiên
Ngực căng tức trước kỳ kinh bao lâu và tại sao lại có hiện tượng này luôn là vấn đề được nhiều chị em nữ giới thắc mắc. Ở đa số chị em nữ giới trước kỳ hành kinh đều có những triệu chứng đặc trưng, giúp báo hiệu một kỳ “dâu” sắp tới. Và ngực căng tức cũng là là một biểu hiện mà phần lớn chị em đều mắc phải.
Vậy theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa thì ngực căng tức trước kỳ kinh bao lâu? Để có được câu trả lời chính xác nhất thì mời bạn đọc cùng tìm hiểu ngay những thông tin có trong bài viết dưới đây.
[Giải đáp] Ngực căng tức trước kỳ kinh bao lâu?
Biểu hiện ngực căng tức trước kỳ kinh là tình trạng rất phổ biến và rất thường gặp như thông tin ở đầu bài viết có chia sẻ. Chị em nữ giới có thể căng tức ngực từ đau cho tới rất đau tùy theo cơ địa của mỗi người. Cơn căng tức ngực này có thể cảm nhận rõ nhất khi nữ giới vệ sinh cá nhân có chạm vào bộ phận này, hoặc hoạt động mạnh có tác động trực tiếp đến vùng ngực. Tình trạng căng tức ngực này có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên ngực, và đau nhiều nhất ở vùng bầu ngực, núm vú,...Chính vì lý do này mà hầu hết chị em nữ giới khi gần đến kỳ hành kinh đều thấy kích thước vòng 1 được tăng lên rõ ràng.
Đối với câu hỏi ngực căng tức trước kỳ kinh bao lâu thì bác sĩ chuyên khoa có đưa ra giải đáp như sau: Ngực căng tức trước kỳ kinh bao lâu còn tùy thuộc vào cơ địa và sự thay đổi hormone sinh lý của mỗi người. Nhưng thông thường, tình trạng ngực căng tức trước kỳ kinh sẽ thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày, và sau đó kết thúc khi kỳ hành kinh bắt đầu. Tuy nhiên đây con số tham khảo, vì có những trường hợp có thể đau ngực lâu hơn, hoặc thậm chí là không cảm nhận được vì cơn đau ngực không quá rõ ràng.
Nguyên nhân khiến ngực căng tức trước kỳ kinh
Căng tức ngực trước kỳ kinh là dấu hiệu mà hầu hết chị em nào cũng có thể nhận biết, nhưng nguyên nhân gây ra tình trạng này thì lại là điều mà nhiều nữ giới chưa lắm được. Ngoài câu hỏi ngực căng tức trước kỳ kinh bao lâu thì trong bài viết này chúng tôi muốn giải đáp tới bạn đọc cả về nguyên nhân gây ra. Về cơ bản, hiện tượng căng tức ngực trước kỳ kinh thường xuất hiện khi nữ giới bắt đầu kỳ rụng trứng và nó thường kéo dài trên 7 ngày như đã giải đáp ở trên.
Nguyên nhân khiến cho ngực căng tức trước kỳ kinh được chỉ ra rằng: Sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể chị em nữ giới chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nhất là sự thay đổi tăng lên, giảm xuống thất thường trong suốt cả chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể là khi mà nồng độ estrogen tăng khiến cho các ống dẫn sữa tại bộ phận ngực giãn nở ra, đồng thời sự sản sinh progesterone cũng làm cho tuyến sữa căng và sưng. Chính vì lý do này mà hầu hết chị em nữ giới đều bị căng tức ngực vào trước kỳ kinh. Đây là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường, vì thế mà nữ giới hay trẻ em ở độ tuổi dậy thì mới xuất hiện hành kinh không cần quá lo lắng.
Ngoài nguyên nhân gây căng tức ngực trước kỳ kinh trên thì lượng nước trong cơ thể tăng lên ở những ngày gần hành kinh cũng là nguyên nhân thường gặp. Với nguyên nhân này thì tình trạng căng tức ngực sẽ càng biểu hiện rõ ràng, kể cả những ngày gần có kinh, cho tới những ngày đã bắt đầu hành kinh. Tình trạng này tuy không gây bất kể mối nguy hại nào, nhưng lại là nỗi phiền toái của nhiều chị em phụ nữ.
Ngực căng tức trước kỳ kinh có đáng lo ngại không?
Ngực căng tức trước kỳ kinh bao lâu hoàn toàn là một hiện tượng sinh lý bình thường ở tất cả chị em nữ giới. Và đặc biệt là nó không gây bất kỳ ảnh hưởng đến nào đến sức khỏe sinh sản hay chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người. Do đó mà tình trạng ngực căng tức trước kỳ kinh hoàn toàn không đáng lo ngại, chị em hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề này. Dù ngực căng tức đau nhiều hay ít thì cũng không gây ảnh hưởng nào, điều chị em cần làm là chuẩn bị thật tốt cho kỳ hành kinh sắp tới.
Ngoài biểu hiện ngực căng tức trước kỳ kinh thì nữ giới còn có thể mắc một số biểu hiện khác ở tùy trường hợp. Nếu các biểu hiện vẫn thường xuyên diễn ra và duy trì ở mức độ như vậy mỗi tháng thì hoàn toàn không phải vấn đề nguy hiểm. Tuy nhiên, ở một số trường hợp có cơn đau ngực căng tức quá dài và quá đau, kèm theo một số biểu hiện bất thường thì có thể tìm đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra cụ thể về tình trạng của chính mình.
Những dấu hiệu khác thường gặp trước kỳ kinh
Ngoài biểu hiện ngực căng tức trước kỳ kinh bao lâu thì nữ giới còn có thể gặp phải một số dấu hiệu khác. Dưới đây là thông tin về những dấu hiệu thường gặp mà chị em có thể tham khảo để chuẩn bị tốt cho thời kỳ hành kinh của mình:
1. Vùng bụng dưới có cảm giác đau, chướng bụng
Ngoài tình trạng ngực căng tức trước kỳ kinh bao lâu thì đau bụng dưới cũng là một dấu hiệu hành kinh mà phần lớn chị em đều mắc phải. Cơn đau bụng này sẽ có thể từ đau âm ỉ cho tới rất đau, phụ thuộc vào cơ địa chỉ mỗi người. Trong trường hợp đau dữ dội thì cơn đau có thể lan sang cả lưng và vùng chậu khiến cho chị em khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, hiệu quả công việc. Thường thì cơn đau bụng này sẽ xuất hiện trước 1 đến 2 ngày trước khi hành kinh, và kéo dài trong 1 - 2 ngày đầu khi kinh nguyệt đã tiết ra.
2. Nổi mụn trứng cá chủ yếu trên mặt
Dấu hiệu báo một kỳ hành kinh sắp tới tiếp theo là tình trạng nổi mụn trứng cá ở chủ yếu trên mặt nữ giới. Nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng là do nữ giới thay đổi nội tiết tố bên trong, do sự suy giảm của nồng độ estrogen, progesterone và đặc biệt là tăng về nồng độ androgen. Chính vì sự thay đổi đột ngột này sẽ gây ra kích thích về tuyến bã nhờn, tạo điều kiện cho mụn trứng cá xuất hiện trước khi đến kỳ hành kinh. Nhưng chị em nữ giới cũng không cần quá lo lắng, vì mụn thường chỉ xuất hiện số lượng ít và sẽ rất nhanh được loại bỏ.
3. Tăng tiết dịch ở bộ phận sinh dục
Phần lớn chị em nữ giới trước khi đến kỳ hành kinh đều có biểu hiện tăng tiết dịch hay còn gọi là khí hư âm đạo. Dịch tiết lúc này thường có màu trắng đục như lòng trắng trứng, có mùi hơi tanh và đặc tính là dính. Lượng dịch sẽ tiết ra nhiều khi nữ giới bắt đầu đến kỳ hành kinh, cho tới khi xuất hiện máu kinh. Đây là hệ quả của việc cổ tử cung tăng co bóp nên dịch được đẩy ra bên ngoài. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý nếu nhận thấy khí hư có một số dấu hiệu bất thường như màu vàng xanh, mùi hôi thì nên đi khám để được kiểm tra, vì đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
4. Tâm trạng thay đổi, dễ cáu gắt
Việc thay đổi các hormone sinh lý trong thời kỳ trước hành kinh luôn khiến cho chị em phụ nữ bị thay đổi về nhiều yếu tố khác nhau. Không chỉ là ngực căng tức trước kỳ kinh bao lâu, đau lưng, đau bụng mà tâm trạng nữ giới cũng có thể thay đổi. Vì hormone thay đổi đột ngột nên tâm trạng của chị em nữ giới lúc này có thể sẽ thường xuyên cáu gắt, mệt mỏi hơn. Thông thường thì tâm trạng sẽ thay đổi trước kỳ kinh 1 tình và duy trì cho đến khi hết kỳ hành kinh.
5. Suy giảm ham muốn về chức năng sinh dục
Ham muốn tình dục thường dâng cao nhất vào thời điểm tuần thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt, và đặc biệt là những ngày rụng trứng. Tuy nhiên, gần đến ngày hành kinh thì nữ giới thường có biểu hiện suy giảm ham muốn. Lý do gây ra biểu hiện này là càng gần đến ngành hành kinh thì các loại hormone sẽ càng giảm sút mạnh hơn, khiến cho âm đạo vừa khô hạn và chức năng sinh lý càng suy giảm. Hầu hết chị em nữ giới khi gần tới kỳ hành kinh thì đều không có hứng thú về chuyện “chăn gối”.
6. Đau khó chịu ở vùng lưng dưới
Bên cạnh biểu hiện đau bụng, đau ngực thì đau lưng cũng là một dấu hiệu của kỳ hành kinh thường thấy. Thời gian bắt đầu của những cơn đau bụng “đến tháng” này thường xuất hiện trước 1 tuần và kết thúc sau kỳ hành kinh. Những cơn đau lưng này cũng tùy theo mức độ ở mỗi người, từ đau âm ỉ cho tới rất đau, nhất là khi chị em ngồi lâu hay bê vác nặng. Biểu hiện này xuất hiện là do sự co bóp của tử cung mạnh để có thể đẩy hết niêm mạc tử cung ra ngoài. Do đó là những cơn đau lưng lại càng biểu hiện mạnh hơn ở những ngày cận kề kỳ hành kinh ở nữ giới.
- Tại sao gần đến kỳ kinh nổi hạch ở nách
- Bị áp xe vú ăn thịt gà được không?
- Tại Sao Con Trai Thích Sờ, Hôn Vùng Kín Phụ Nữ
7. Một số biểu hiện thường gặp khác
Ngoài những dấu hiệu hành kinh ở trên thì chị em còn có thể gặp một số biểu hiện khác, nhằm báo hiệu một kỳ hành kinh sắp tới. Những biểu hiện đó có thể là khó chịu về hệ tiêu hóa, tức bụng khó tiêu, tinh thần mệt mỏi, nhức đầu hay mất ngủ,...Đây đề là những biểu hiện có thể xảy ra mà chị em cần nắm được để tránh gây ra những sự hiểu lầm không đáng có giữa kinh nguyệt và dấu hiệu mang thai. Đặc biệt là những dấu hiệu về căng tức ngực, đau lưng hay bất kể biểu hiện nào khác.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp tới bạn đọc về câu hỏi ngực căng tức trước kỳ kinh bao lâu và một số dấu hiệu nhận biết khác. Hy vọng đây sẽ là một nguồn thông tin hữu ích đối với mỗi chị em trong quá trình chăm sóc và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của chính mình. Trường hợp nữ giới có biểu hiện rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, hay kinh nguyệt có những bất thường thì hãy liên hệ ngay tới số điện thoại 0395456294 để được giải đáp nhanh nhất từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi.
- TOP 9 Những bệnh kiêng đi đám ma BS Trần Thị Thành Giải Đáp 09/07/2024
- Uống ích mẫu bao lâu thì có kinh BS Giải Đáp 22/03/2024
- Chuyên gia giải đáp chồng bú khi mang thai có sao không? 16/03/2024
- 9 bệnh xã hội thường gặp và nguy hiểm nhất hiện nay 15/03/2024
- Nuốt nước bọt của bạn trai có thai không? [Góc Giải đáp] 23/03/2024
- Cách làm que thử thai lên 2 vạch bằng chanh 11/07/2024
- Mổ u nang buồng trứng kiêng quan hệ bao lâu 28/02/2024
- Uống thuốc phá thai có đau bụng không đau trong bao lâu 23/02/2024