Bụng bầu 4 tháng đã to chưa tìm hiểu về thai nhi ở tháng thứ 4

  • Cập nhật: 03/01/2024
  • Tác giả: 

Bụng bầu 4 tháng đã to chưa là thắc mắc mắc của nhiều bà mẹ trong những tháng đầu của thai kỳ. Mang bầu ở tháng thứ 4 đánh dấu mẹ đã bước sang tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ nên cơ thể của mẹ có nhiều thay đổi, kích thước vòng bụng đã bắt đầu trở nên to hơn hoặc nhỏ hơn khi so sánh với những mẹ khác cùng thời kỳ.

Nội dung bài viết [Hiện]

    Thai nhi ở tháng thứ 4 cũng có những thay đổi vượt bậc và phát triển nhanh chóng trong giai đoạn này. Vậy bụng bầu 4 tháng sẽ có sự thay đổi như thế nào, em bé phát triển ra sao. Cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu rõ hơn về quá trình mang thai tại tháng thứ 4 qua bài viết dưới đây của trungtamytethanhthuy.com.

    Bụng bầu 4 tháng có sự thay đổi như thế nào?

    Bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ bầu đã giảm các triệu chứng của nôn nghén. Mẹ sẽ thấy sự lớn lên của em bé trong bụng và những chuyển động của thai nhi qua hình ảnh siêu âm. Tuy nhiên, đối với mỗi thai nhi sẽ có sự chuyển động khác nhau nên có thể mẹ cũng không quan sát hoặc không cảm nhận được.

    Lúc này, mẹ có thể tăng tầm 2,5 – 3kg so với cân nặng trước thời điểm mang thai. Điều này cũng tùy thuộc vào thể trạng cũng như cơ địa của mẹ bầu. Nếu trước đó, mẹ bầu trải qua tình trạng nghén nặng thì có thể không thay đổi quá nhiều. Với những người gầy, bụng sẽ nhỏ hơn so với những người béo hoặc người đã trải qua sinh nở.

    Ngoài ra, bầu ngực của mẹ lúc này đã bắt đầu tiết sữa non, bầu ngực tiếp tục phát triển có kích thước to và căng hơn do các tĩnh mạch ở ngực lớn lên và giãn ra. Đồng thời, đường nâu sẽ bắt đầu xuất hiện, có hình dáng và màu sắc giống như một đường chỉ màu nâu chạy dọc quanh rốn ở giữa bụng, ngày càng trở nên đậm hơn. Sở dĩ, đường nâu xuất hiện là do sắc tố melanin sản xuất quá nhiều, đây là hiện tượng bình thường nên mẹ bầu không nên lo lắng. Đường nâu sẽ mờ dần và biến mất khi em bé cai sữa mẹ. Tình trạng đau mỏi lưng cũng xuất hiện do bào thai ngày càng phát triển nên tử cung cũng phải lớn lên theo thời gian khiến chèn các mạch máu.

    Da của mẹ bầu 4 tháng có thể thâm sạm, khuôn mặt có thể thay đổi, tóc rụng nhiều, xỉn màu và xơ rối. Tình trạng đầy hơi, khó tiêu xuất hiện do sự phát triển của thai nhi khiến tử cung to ra và chèn ép thành ruột. Đồng thời, quá trình tiêu hóa cũng khiến các cơ trơn ở thực quản giãn ra  khiến gây nên tình trạng táo bón.

    Mang thai ở tháng thứ 4 khiến mẹ bầu ngủ phát ra tiếng ngáy, mũi bị sưng. Lúc này, lưu lượng máu của mẹ bắt đầu tăng cao và khiến các mạch máu mỏng và khiến mẹ bầu dễ chảy máu mũi. Tình trạng chảy máu mũi nếu diễn ra thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu cần thăm khám nhanh chóng để xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị.

    Nhiều mẹ bầu lo lắng bởi việc hít thở ngắn, nhanh hơn là để bơm oxy vào cơ thể giúp cung cấp cho thai nhi và đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Thực tế cho thấy tình trạng này có thể xuất hiện trong cả thai kỳ và nhịp thở sẽ càng gấp hơn trong những tháng cuối.

    Bụng bầu 4 tháng đã to chưa?

    Khi thai phụ mang thai ở tháng thứ 4, bụng bầu đã có thể trở nên to hơn và kích thước của em bé lúc này có thể dao động từ 15 – 24cm . Bởi trong một vài tuần tuần khi mang thai, mẹ bầu cần phải rất tinh ý mới có thể nhận ra những thay đổi kích thước vòng bụng. Đến tháng thứ 4 của thai kỳ, tử cung lớn dần và vượt ra ngoài xương chậu khiến bụng nhú hơn so và ngày càng lộ rõ.

    Nếu mẹ bầu mang thai con so, bụng bầu có thể bị sồ lên phía trước do cơ thể chưa thích ứng với việc giãn nở. Ngoài ra, lượng nước ối thay đổi trong suốt quá trình mang thai nên cũng ảnh hưởng đến kích thước bụng.

    Bụng bầu 4 tháng đã to chưa tìm hiểu về thai nhi ở tháng thứ 4

    Sự phát triển của em bé trong tháng thứ 4 của thai kỳ 

    Ở tháng thứ 4 của thai kỳ, qua siêu âm đã có thể biết được giới tính của thai nhi bởi bộ phận sinh dục đã hiện lên khá rõ ràng. Người mẹ đã cảm nhận được sự phát triển của thai nhi tại giai đoạn này khi có thể nhận biết được hình dáng và nghe nhịp tim trong cơ thể.

    Giai đoạn mang thai tháng thứ 4 là thời điểm quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Trong khoảng thời gian này, em bé đã có thể ngẩng cao đầu và phối hợp với các cử động tay chân, đặc trưng bởi sự phát triển của các cơ ở khu vực lưng và xương sống. Đồng thời, các móng tay của bé cũng bắt đầu mọc, thậm chí, một số thai nhi có thể mút ngón tay cái. 

    Những cử động của thai nhi sẽ giúp mẹ bầu nhận biết rõ ràng hơn khi nằm hoặc ngồi. Nhiều bà bầu cho rằng đâu giống như một quả bóng nhỏ hay cánh bướm đang nhẹ nhàng di chuyển. Tuy nhiên, có những người không chắc chắn về những chuyển động này và nghĩ mình đang tưởng tượng.

    Đến tháng thứ 4 của thai kỳ, em bé sẽ có những chỉ số phát triển sau:

    • Cân nặng đạt khoảng 110g – 150g
    • Chiều dài khoảng 150mm
    • Chu vi vòng bụng khoảng 105mm
    • Chu vi vòng đầu khoảng 124mm

    Mắt của thai nhi bắt đầu chuyển động, trước đó mắt bé đã di chuyển đến gần mặt trước của đầu. Ngoài ra, mắt bé có thể hoạt động dù mí mắt vẫn nhắm. Tuy nhiên, các mạch thần kinh và cơ quan cảm giác của bé vẫn chưa sẵn sàng để tiếp xúc với ánh sáng chói chang.

    Giai đoạn này, thai nhi đã hoàn thiện phần da và được bao phủ bởi lớp lông tơ mịn ngoại trừ ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Khi bé sinh ra, lớp lông này sẽ tự rụng hoặc tồn tại ở một số bộ phận tại cơ thể. Tóc cũng được mọc trên da đầu, mặc dù chưa rõ nét bởi chỉ là những lông  tơ nhưng cũng có tác dụng bảo vệ lớp da đầu mỏng manh của bé. Một chất màu trắng như sáp cũng được bao phủ toàn bộ cơ thể em bé giúp bảo vệ da khỏi nước ối. Các dấu vân tay cũng hình thành và xuất hiện trong thời gian này.

    Trái tim của thai nhi có thể sản xuất được 25 lít máu mỗi ngày và những cơ quan nội tạng khác không ngừng để hoàn thiện những chức năng để thực hiện nhiệm vụ của mình. Xương và răng cũng phát triển chắc khỏe hơn.

    Nhiều thai nhi ở tháng thứ 4 đã có thể cảm nhận được âm thanh từ mẹ do các giác quan và hệ thần kinh đã hoàn thành chức năng. Vì vậy, cha mẹ nên kết nối với bé bằng cách trò chuyện hoặc cho bé nghe nhạc. Ngoài ra, bé có thể bắt đầu phát triển nụ vị giác và hình thành sở thích về mùi vị qua thức ăn mà mẹ ăn hàng ngày.

    Siêu âm thai trong tháng thứ 4 của thai kỳ, giới tính của thai nhi cũng được chuẩn đoán tương đối chính xác do tuyến tiền liệt của bé trai bắt đầu phát triển. Đồng thời, với các bé gái, buồng trứng sẽ dần di chuyển từ bụng về vùng hố chậu.

    Nhiều thai phụ thắc mắc khi không biết thai 4 tháng đã biết đạp chưa khi tại giai đoạn này, em bé đã có những cử động đầu tiên. Cũng có rất nhiều mẹ lo lắng về tình trạng em bé chưa đạp tại tháng thứ 4, tuy nhiên mẹ bầu không nên lo lắng về vấn đề này. Một số em bé cử động rất nhẹ nhàng hoặc có một số em bé vì quá “lười biếng” nên không hoạt động trong khoảng thời gian này. Mẹ bầu hãy cứ yên tâm và tận hưởng những ngày nhẹ nhàng và bình yên nhất của thai kỳ nhé.

    Những lưu ý mẹ bầu cần biết khi mang thai ở tháng thứ 4

    Ở tháng thứ 4, những triệu chứng ốm nghén và khó chịu của mẹ bầu đã dần biến mất, đây là giai đoạn thai kỳ ổn định và dễ chịu nhất. Tuy nhiên, mang thai là giai đoạn nhạy cảm nên mẹ bầu cần chú ý những điều nên làm hoặc không nên làm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Dưới đây là một số kiêng kỵ một số điều sau để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và sức khỏe thai nhi:

    • Không tiếp xúc với hóa chất và chất tẩy rửa quá nhiều như thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, móng chân do những hoạt chất này có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp của mẹ và thai nhi.
    • Không nên dùng các chất kích thích khiến gây độc cho thai nhi khiến sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Sử dụng rượu bia trong ba tháng đầu mang thai có thể dẫn đến thai bị dị tật, hệ thần kinh bị ảnh hưởng. Thai phụ cũng không nên hút thuốc lá, mặc dù là hít thuốc lá thụ động cũng gây tác hại cho thai nhi.
    • Không tự ý mua thuốc khi bị bệnh mà cần phải đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn và kê đơn thuốc. Điều này rất nguy hiểm và có thể gây ngộ độc, dị tật thai nhi.
    • Không nên làm những công việc nặng nhọc bởi có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
    • Không nên đi quá nhanh, leo trèo cầu thang và di chuyển nhiều. Đồng thời mẹ bầu cũng không nên đi giày cao gót, sử dụng dép chống trơn trượt để đi trong nhà.
    • Không nên xông hơi hoặc tắm nước quá nóng bởi có thể gây khiến nhiệt độ trong thai nhi tăng cao gây nóng.
    • Không nên nóng giận, hạn chế những cảm xúc khó chịu, tiêu cực khiến ảnh hưởng đến thai nhi.

    Quá trình mang thai suốt 9 tháng 10 ngày trải qua muôn vàn khó khăn. Việc thăm khám định kỳ giúp kiểm tra sức khỏe thai nhi vô cùng quan trọng và mẹ cần siêu âm cũng như làm các xét nghiệm quan trọng để sàng lọc dị tật thai nhi. Những xét nghiệm có thể kể đến như: xét nghiệm NIPT – sàng lọc trước khi sinh không xâm lấn giúp phát hiện những bất thường ở số lượng NST ở thai nhi thông qua máu mẹ, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…

    Thai phụ cần làm gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh

    Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu ở tháng thứ 4

    Khi mang thai tháng thứ 4, các triệu chứng ốm nghén và khó chịu đã dần dần mất đi nên mẹ bầu có thể ăn uống thoải mái những thực phẩm yêu thích. Vì vậy, cần tranh thủ bổ sung thêm cho cơ thể những dinh dưỡng cần thiết và các loại vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo em bé được cung cấp đủ dưỡng chất và phát triển toàn diện.

    Thai phụ cần làm gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh

    Những dưỡng chất quan trọng mà mẹ bầu nên bổ sung gồm:

    • Canxi giúp phát triển hệ xương và răng của bé, ngăn ngừa tình trạng loãng xương của mẹ. Các loại hải sản và sữa rất giàu canxi hỗ trợ bổ sung dưỡng chất cho mẹ.
    • Sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, tăng cường vận chuyển oxy. Thai phụ có thể bổ sung từ các viên uống, các loại thịt đỏ…
    • Acid folic quan trọng trong sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi và có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây cũng như các loại ngũ cốc bổ sung sắt.
    • Kẽm đóng vai trò quan trọng trong sự hoạt động và phát triển của hệ thống miễn dịch, là yếu tố giúp quan trọng giúp phát triển cân nặng và tăng vòng đầu của em bé. Kẽm có nhiều trong các loại hải sản, thịt gia cầm và sữa.
    • Protein và chất đạm cần thiết cho phụ nữ mang thai, giúp tạo cơ, xương và máu cho bé, có thể bổ sung từ những nhóm thực phẩm như thịt cá trứng sữa.
    • Rau xanh và trái cây giàu các loại vitamin cũng như chất khoáng, là những thực phẩm rất tốt để giảm các vấn đề bệnh tiểu đường trong thai kỳ giúp cân bằng chất béo khi bà bầu bổ sung thừa dinh dưỡng.
    • Các loại ngũ cốc là thực phẩm chứa lượng calo ít nhưng vẫn đảm bảo cung cấp năng lượng cho mẹ bầu. Đây là món ăn vặt phổ biến khi được mix với các loại trái cây hoặc sữa.
    • Cung cấp đủ nước giúp tăng lưu thông tuần hoàn máu và ngăn ngừa tình trạng táo bón.

    Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ vô cùng quan trọng trong sức khỏe của người mẹ và đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Việc đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai giúp cơ thể đáp ứng được các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, cũng như những thay đổi trong chuyển hóa giúp thai nhi phát triển về cả thể chất và trí tuệ.

    Thực hiện tập luyện ở tháng thứ 4

    Một số hoạt động thể chất mà mẹ bầu cần thực hiện khi mang thai như:

    • Đi bộ: giúp tăng cường hoạt động cho tim và phổi, giảm các triệu chứng như đau đầu gối và mắt cá chân.
    • Bơi lội: giúp cải thiện sức bền, giúp rút ngắn thời gian chuyển dạ và giảm các biến chứng sau khi sinh.
    • Yoga: giúp cải thiện tâm trạng và là liệu pháp tuyệt vời giúp duy trì hoạt động của thai kỳ. Yoga giúp khớp dẻo dai và giúp mẹ bầu thực hiện sinh thường dễ dàng.
    • Đạp xe: việc đạp xe giúp mẹ bầu thoải mái tinh thần và nâng cao sức khỏe, là bài tập tuyệt vời trong giai đoạn thai kỳ.

    Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau khi tập luyện:

    • Không nên tập luyện quá sức.
    • Bổ sung đủ lượng nước trong quá trình tập luyện.
    • Nên tập khoảng 30 phút/ngày.
    • Tham khảo ý kiến của các bác sĩ khi bắt đầu tập luyện.

    Bài viết trên đã chia sẻ đến quý độc giả thông tin về bụng bầu 4 tháng đã to chưa và tìm hiểu những thông tin về thai nhi ở tháng thứ 4. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã nắm bắt được những kiến thức cần thiết về những thay đổi của người mẹ và thai nhi. Nếu còn thắc mắc về các thông tin liên quan, bạn vui lòng nhấn xuống khung chat phía dưới hoặc liên hệ đến hotline… để được các chuyên gia bác sĩ giải đáp nhanh chóng.